Hiển thị kết quả duy nhất

Với các công trình kết cấu sắt thép, nếu không được sơn bảo vệ thì sẽ bị hoen rỉ, hư hỏng và tốn chi phí sửa chữa/thay mới. Vì vậy, để bảo vệ và hạn chế sự hư hỏng của đồ vật bởi nhiệt độ, thời tiết khắc nghiệt thì cần sử dụng Sơn chịu nhiệt kết cấu thép.

I. Sơn chịu nhiệt kết cấu thép là gì?

Sơn chịu nhiệt là loại sơn đặc biệt chịu được nhiệt độ từ 200 độ C, 300 độ C, đến 600 độ C, lên đến 1000 độ C. Đây là dòng sơn phủ epoxy được sử dụng để phủ trên các bề mặt kim loại. Nhằm giúp cho các thiết bị đó không bị gỉ, bị ăn mòn bởi nhiệt độ. Hay tác động từ con người, từ thiên nhiên.

Sơn kết cấu thép chịu nhiệt có thể chống lại nhiệt độ, lửa, rỉ sét, khói. Nó được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài. Nhưng không thể ngăn chặn được các vật liệu dễ cháy như gỗ. Sơn chịu nhiệt cũng không được thiết kế để dập lửa. Nó chỉ làm giảm cơ hội cháy và giảm tốc độ cháy trong khoảng thời gian giới hạn.

II. Ứng dụng của sơn chịu nhiệt sắt thép

Hiện nay có khá nhiều thiết bị sử dụng dòng sơn này như ống khí thải công nghiệp, các lò đốt, lò nung. Trong hệ thống dây chuyền công nghiêp, động cơ các thiệt bị điện, ống xả các loại xe, … Có thể thấy, sơn chịu nhiệt hiện diện ở mọi lĩnh vực cũng như mọi nơi trong cuộc sống hiện nay:

  • Nồi hơi: Thiết bị làm nóng nước hoặc các chất lỏng khác nhau để tạo ra nhiệt và hơi nước. Nồi hơi có nhiệt độ cực kỳ cao, đo là lý do vì sao sơn chịu nhiệt và điều bắt buộc đới với thiết bị này.
  • Lò sưởi: Sơn chịu nhiệt có thể chịu được nhiệt độ cao và ngọn lửa từ lò sưởi
  • Bếp nướng: Thiết bị này liên tục tiếp xúc với ngọn lửa trần, than và khói
  • Lò nướng: Được thiết kế để chịu được nhiệt độ rất cao, vài trăm đến cả nghìn độ
  • Ống khói: Phải chịu được nhiệt độ cao và lâu dài
  • Quạt: Sơn chịu nhiệt được phủ lên thiết bị này sẽ ngăn chặn sự hình thành rỉ sét và bảo vệ bề mặt khỏi sự hình thành dầu mỡ và độ ẩm.
  • Hệ thống truyền và xả ở xe: Ở vị trí này sơn thông thường sẽ bị hao mòn làm suy giảm khả năng hoạt động của xe. Sơn chịu nhiệt khả năng chống nóng và tồn tại lâu dài.

III. Ưu điểm của Sơn chịu nhiệt cho sắt thép

  • Bảo vệ tốt nhất cho về mặt vật liệu: Do sơn có thể chịu được mức nhiệt độ rất cao, lên đến 1200 độ C.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Do có màng sơn cùng độ bền màu cao nên tăng tính thẩm mỹ, ngăn cản sự bay màu.
  • Bền màu, không bong tróc, không trầy xước, mang lại tính thẩm mỹ cao
  • Dễ dàng thi công, độ bám dính cao.
  • Sơn có khả năng chống nước, hóa chất, dầu.
  • Màng sơn cứng: chống mài mòn, ma sát hiệu quả.

IV. Phân loại sơn chịu nhiệt kết cấu thép

Phân loại theo đặc tính nhiệt độ, thì sơn chịu nhiệt bao gồm các loại sau:

4.1. Sơn chịu nhiệt 200 độ C

Là loại sơn thường được sử dụng cho bếp lò, nồi hơi, điện trở nhiệt, động cơ tàu, ống bô xe. Máy làm thoáng khí, dây chuyền hấp và những dụng cụ tương tự. Sơn còn chịu nước, chịu hóa chất. Giữ được độ bền của màu sắc và độ bám dính cực tốt. Chịu được mài mòn không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự xúc tác của nhiệt độ.

4.2. Sơn chịu nhiệt 300 độ C

Dùng để sơn phủ lên bề mặt sản phẩm nơi phải chịu nhiệt độ cao để bảo vệ các kết cấu kim loại. Như buồng đốt sấy, hệ thống ống khói khí thải công nghiệp, ống xả nhiệt, dây chuyền sấy nóng, bếp đun,… Vừa bảo vệ sản phẩm không bị rỉ sét, han gỉ, giúp cách điện và có tính bền hoá cao.

4.3. Sơn chịu nhiệt 600 độ C

Cũng là 1 loại sơn dầu gốc Silicon, có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 600 độ C ( tương đương với 1112 độ F ). Là lựa chọn bảo vệ tuyệt vời cho các đường ống xả, lò sưởi, nồi hơi, ống khói và các thiết bị chịu nhiệt độ cao khác.

4.4. Sơn chịu nhiệt 800 độ C

Là loại sơn dầu có khả năng chịu nhiệt cao lên đến 800 độ C. Được dùng trong các đường ống dẫn khí nóng, khí thải công nghiệp …

4.5. Sơn chịu nhiệt 900 độ C

Là loại sơn trên kim loại có tác dụng chịu được nhiệt độ cao lên đến 900 độ C. Được dùng trong lò đốt, lò nung, tủ sấy, ống xả xe, bếp chia lửa, kiềng bếp ga, nồi hơi, nồi cô đặc …

4.6. Sơn chịu nhiệt 1000 độ C

Là dòng sơn trên bề mặt kim loại có thể chịu được sự tác động của nhiệt độ cao đến 1000 độ C. Bám dính tốt trên các bề mặt sắt, thép, nhôm.

V. Hướng dẫn thi công sơn chịu nhiệt sắt thép

5.1. Xử lý bề mặt

Trước khi sơn đều phải qua công đoạn làm sạch bề mặt, bao gồm làm sạch dầu mỡ, bụi bặm, vảy thép, các vết gỉ, thuốc hàn, xỉ hàn, sơn cũ, …

5.2. Tiến hành sơn chống gỉ

  • Dùng máy khuấy đánh đều sơn với dung môi tạo ra độ loãng phù hợp đối với môi trường thi công.
  • Độ dày màng sơn khô: 60 µm
  • Thời gian khô hoàn toàn: 24h

5.3. Tiến hành sơn chịu nhiệt

  • Chỉ được tiến hành thi công sơn khi thời tiết khô ráo, không có sương mù. Độ ẩm không khí không quá 85%, nhiệt độ sơn cho phép (không cao qúa 50° C và không thấp dưới 5° C).
  • Phải khuấy đều sơn trước khi sơn, nên dùng máy khuấy thay thế cho phương pháp thủ công.
  • Thời gian khô hoàn toàn: 24h

5.4. Tiến hành sơn lớp phủ màu

Để bảo vệ tốt hơn cho kết cấu thép và sơn chống cháy, nên sơn thêm lớp sơn phủ màu. Sơn phủ màu ngoài tác dụng bảo vệ còn mang lại tính thẩm mỹ rất cao. Vì vậy chống cháy thường chỉ có 1 màu duy nhất ( màu trắng).

VI. Các loại sơn chịu nhiệt kết cấu thép tốt nhất

Sơn chịu nhiệt kết cấu thép là dòng sơn chịu được nhiệt độ cao của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Jotun, Rainbow, Đại Bàng, KCC, … Dòng sơn chịu nhiệt này được sử dụng phổ biến là màu nhôm, đen và bạc. Ngoài ra còn có một số màu sơn khác như đồng, đỏ, vàng, …

Sơn chịu nhiệt kết cấu thép

Sơn chịu nhiệt Durgo 600 độ

Sơn chịu nhiệt kết cấu thép

Sơn chịu nhiệt Jotun Resist 86 540°C