Sơn kết cấu thép là dòng sơn được biết đến với công dụng bảo vệ toàn bộ bề mặt sắt thép trong nhà và ngoài trời khỏi các tác động của thời tiết. Khách hàng sẽ thoải mái lựa chọn màu sắc yêu thích trên bảng màu của từng dòng sơn, nhằm phù hợp với công trình. Sơn kết cấu thép với tên gọi chung nhưng để lựa chọn dòng sơn tốt chúng ta cần dựa trên nhiều tiêu chí bạn mong muốn. Do vậy các dòng sơn kết cấu thép phổ biến đáp ứng theo từng công trình dưới đây sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn phù hợp nhất nhé!

Sơn kết cấu thép phổ biến
Sơn kết cấu thép phổ biến

I. Sơn kết cấu thép có bao nhiêu màu sắc?

Ngoài chất lựng sơn thì màu sắc của sơn cũng là điều khiến các khách hàng quan tâm khi mua hàng. Nhiều người vẫn càn nhầm lẫn giữa màu sắc của sơn chống rỉ và sơn phủ. Thực tế 2 dòng sơn này sẽ có màu sắc khác nhau cụ thể:

  • Đối với sơn chống rỉ: bao gồm 2 màu là xám (ghi) và nâu đỏ
  • Đối với sơn phủ: đây là lớp sơn phủ mầu cuối cùng nên chúng sẽ có nhiều màu sắc để lựa chọn như xanh đỏ, tím, vàng, xanh lá, xanh dương, xanh cẩm thạch, trắng… (các mầu sắc sẽ đậm nhạt cụ thể theo bảng màu của từng hãng sơn)
Các màu sắc sơn kết cấu thép
Các màu sắc sơn kết cấu thép

II. Các loại sơn kết cấu thép phổ biến hiện nay

Để giúp đơn giản hơn cho các khách hàng chúng tôi sẽ giới thiệu các loại sơn theo tính chất của sơn nhé!

Như chúng ta đã biết dòng sơn kết cấu thép có 3 gốc phổ biến gồm:  sơn kết cấu thép gốc Alkyd và sơn kết cấu thép gốc Epoxysơn sắt thép gốc Pu. Do đó tính ứng dụng cho từng bề mặt và môi trường cũng có sự khác nhau.

2.1. Các dòng sơn kết cấu thép gốc Alkyd

Sơn kết cấu thép gốc Alkyd thì dùng khu vực không tiếp xúc trực tiếp với hoạt chất, nước biển như boong tàu, khung tàu, tường rào, ban công, hay bảo vệ kết cấu thép ở các tòa nhà văn phòng. Nhà máy xí nghiệp.

Sơn thép gốc alkyd có thành phần của kết cấu bao gồm keo alkyd, bột màu, khoáng chất và các phụ gia đặc biệt khác.

Độ phủ của sơn kết cấu thép gốc alkyd phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bề mặt cần sơn, tay nghề thợ thi công, công tác chuẩn bị bề mặt và mục đích sử dụng. Hầu hết các sơn kết cấu thép có độ phủ 1kg sơn cho 8 – 10m2 bề mặt cần sơn.

Một số dòng sơn kết cấu thép Alkyd nên sử dụng:

2.2. Các dòng sơn kết cấu thép gốc Epoxy

Sơn kết cấu thép gốc Epoxy:

  • Sử dụng cho tất cả các kết cấu thép trong môi trường yêu cầu sự ăn mòn cao.
  • Sử dụng cho các vị trí: đáy tàu, thân tàu, boong tàu, Tópide, các bộ phận xúc của con tàu
  • Các bể chứa hóa chất, bể chứa dầu, ống dẫn dầu và các khoang tàu chở dầu thô.

Độ phủ lý thuyết: phụ thuộc vào các yếu tố như loại sơn, tay nghề thợ thi công, bề mặt cần sơn, độ dày của màng sơn khi khô. Nếu độ dày màng sơn khi khô là 100µm thì 1kg  epoxy kết cấu thép sẽ sơn được từ 7 – 8m2.

Một số dòng sơn kết cấu thép epoxy nên sử dụng:

2.3. Các dòng sơn kết cấu thép gốc Pu

Đặc biệt hơn là dòng sơn kết cấu thép PU vì đây là loại sơn phủ hai thành phần, được sản xuất trên cơ sở nhựa Polyureathane. Sơn này được dùng để bảo vệ lâu dài, tăng tuổi thọ cho máy móc, kết cấu sắt thép cho các công trình.

Một số dòng sơn kết cấu thép Polythane nên sử dụng:

Xem thêm các dòng sơn kết cấu thép tại link https://sonketcauthep.com/son-ket-cau-thep/

III. Quy trình thi công sơn cho kết cấu sắt thép

Nhìn chung đối với khu vực trong nhà hay ngoài trời thì các thi công không quá khác biệt. Quan trọng nhất là bạn lựa chọn đúng dòng sơn cho bề mặt công trình của mình. Tránh khi sơn xong không mang lại được kết quả như mong muốn. Sau đây sonketcauthep.com xin giới thiệu đến quý khách hàng đang sử dụng dòng này nắm được quy trình thi công chuẩn nhất.

Bước 1: Làm sạch và xử lý bề mặt khung kết cấu thép

Đối với các khu vực trong nhà, ngoài sân có bề mặt nhỏ, việc làm sạch bề mặt có thể thực hiện bằng thủ công. Các loại bụi bẩn, gỉ sét, dầu mỡ, tạp chất bám trên bề mặt được đánh bay bằng giấy nhám hoặc chà cước hoặc bàn chải sắt. Và phương pháp sử dụng này chỉ phù hợp có điều kiện thi công đơn giản, yêu cầu kỹ thuật không quá cao. Tuy nhiên cách này sẽ phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của thợ sơn. Do vậy nhược điểm khi thợ sơn mới là dẫn đến việc độ dày lớp sơn không đồng đều.

Đối với các công trình cầu đường, dự án nhà xưởng công nghiệp có diện tích và quy mô lớn. Chúng ta không thể làm thủ công mà cần sự hỗ trợ của máy móc. Các loại máy thường được sử dụng tại nhà máy sản xuất thép là máy phun cát ướt, máy phun bi,… Điều này tùy thuộc vào quy mô hoạt động mà doanh nghiệp đầu tư cho hợp lý.

Bước 2: Sử dụng loại sơn và máy phun sơn chống gỉ cho kết cấu thép

Sơn kết cấu thép có mấy loại? Sơn sử dụng cho kết cấu thép hiện nay rất đa dạng. Nhưng hai loại sơn thông dụng được dùng phổ biến nhất hiện nay là Epoxy và Alkyd. Dùng cho khu vực trong nhà và ngoài trời. Và tùy theo tính chất công trình sử dụng cho mục đích gì và điều kiện môi trường ra sao mà nhà thầu tư vấn cho chủ đầu tư chọn loại sơn phù hợp. Sơn phải đảm bảo tiết kiệm chi phí cùng chất lượng sơn đạt chuẩn để bảo vệ kết cấu thép lâu dài.

Quy trình thi công sơn kết cấu thép
Quy trình thi công sơn cho kết cấu sắt thép

Bước 3: Chọn phương pháp sơn

Trước khi thi công sơn cần lưu ý: Đối với cấu kiện sắt thép có diện tích nhỏ thì sử dụng rulo hoặc cọ lăn sơn. Các thiết bị này thì rẻ nhưng chất lượng bề mặt sơn không đạt chất lượng tốt nhất.

Để giảm thiểu hao phí vật liệu, tiết kiệm thời gian và chi phí chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng máy phun sơn phù hợp cho mọi kết cấu thép. Bên cạnh đó sử dụng máy phun sơn giúp bền mặt sơn được phẳng, đều, độ bám dính cao. Đồng thời đảm bảo sơn vẫn phủ kín các khu vực hẹp, khó tiếp xúc.

>>> Mặc cho việc sử dụng loại sơn gì? Phương pháp nào đi chăng nữa thì chiều dày lớp sơn phải thỏa mãn độ dày yêu cầu. Độ dày đảm bảo sẽ giúp bề mặt cấu kiện thép hạn chế được các tác động từ môi trường bên ngoài nắng, mưa, tác nhân ăn mòn,….

Bước 4: Sơn phủ cho kết cấu thép

Dựa trên các khuyến cáo định mức từ nhà sản xuất, đơn vị thi công pha trộn sơn cho phù hợp. Sơn đưa vào thùng chứa sau khi pha trộn đúng hướng dẫn và tiến hành sơn.

Thông thường bề mặt cấu kiện thép sẽ gồm lớp sơn chống gỉ và sơn phủ bên ngoài. Phải để sơn khô trong khoảng 5 tiếng, tiếp sau đó sẽ phủ lần hai. Bề mặt sau khi đã sơn phải để thực sự khô, đạt chất lượng về độ dày bằng máy đo. Công đoạn này phải kiểm soát thật kỹ đạt chất lượng mới cho tiến hành xuất xưởng để mang đến công trình lắp dựng.

Bước 5: Công tác kiểm tra và dặm vá tại những chỗ chưa đạt chất lượng

Với những vị trí có bề mặt sơn không đạt chất lượng, cho thợ sơn thực hiện dặm vá và hoàn thiện cho đến khi đạt yêu cầu. Điều tốt nhất nên làm là kiểm soát ngay từ đầu để tránh những sai sót, vừa đạt tiêu chuẩn chất lượng vừa đạt tiêu chí thẩm mỹ.

IV. Mua sơn kết cấu thép chính hãng ở đâu?

Mua sơn kết cấu thép chính hãng ở đâu? là câu hỏi của nhiều khách hàng khi tìm mua sản phẩm sơn cho kết cấu thép và kim loại. Tổng Kho Sơn Kết Cấu Thép với nhiều năm kinh nghiệm trong việc phân phối các sản phẩm alkyd và sơn epoxy cho sắt thép. Cũng như là đại lý sơn chính hãng giá rẻ, và đây là địa chỉ tin cậy nhiều khách hàng đã lựa chọn mua sơn.

  • Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chính hãng tốt nhất
  • Sản phẩm sơn đến tay khách hàng còn nguyên đai nguyên kiện, được xuất trực tiếp từ kho đã qua khâu KCS và có đầy đủ chứng từ xuất xưởng lưu hành trên thị trường.
  • Chúng tôi đảm bảo với khách hàng về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của từng sản phẩm khi nhận hàng.

Để được tư vấn thêm về sản phẩm sơn chống rỉ cho sắt thép, báo giá. Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Hotline: 0962855339 Chat zalo

SƠN KẾT CẤU THÉP

Hotline: 0962855339

Email: sonketcautheptks@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *