Cửa sắt bị gỉ là tình trạng trên bề mặt cửa sắt xuất hiện những mảng rỉ sét với các mức độ khác nhau. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên lý do chính là quá trình oxi hóa của môi trường tác động lên cửa sắt và cửa sắt đang bị xuống cấp. Trong bài viết hôm nay, cùng Sơn kết cấu thép tìm hiểu về cách bảo vệ cửa sắt đơn giản nhất nhé!

1. Cửa sắt bị gỉ là gì?

Cửa sắt hiện đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình bởi có độ bền cao, có thể chịu được va đập từ bên ngoài. Cửa sắt trước khi đưa vào sử dụng đã được sơn bảo vệ bên ngoài nên sẽ có độ bền lên tới hàng chục năm. Ngoài ra, kim loại sắt rất phổ biến và có giá thành rẻ hơn các chất liệu khác. Được ứng dụng phổ biến làm cửa sổ, cửa cổng, cửa phòng, …

Tuy nhiên, dù có tốt và độ bền như thế nào thì sau nhiều năm sử dụng nó cũng sẽ bị hao mòn, xuống cấp. Cửa sắt bị gỉ sét hay rỉ sét là sắt bị oxi hóa. Gỉ sét được hình thành do quá trình sắt tiếp xúc với oxi khi ở môi trường ẩm ướt, bị dính nước. Trên bề mặt sắt thép bị rỉ hình thành những lớp vảy rất dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp rỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong nữa. Khi này cửa sắt sẽ bị xuống cấp và gây mất thẩm mỹ cho công trình.

cua-sat-bi-gi
Cửa sắt bị gỉ sét hay rỉ sét là sắt bị oxi hóa.

Một nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng gỉ sét là do cửa sắt chịu sự tác động trực tiếp từ các tác nhân bên ngoài. Như độ ẩm,t hời tiết, mưa nắng, tia UV, các chất hóa học, … Các yếu tố này sẽ đẩy nhanh tốc độ ăn mòn và tạo nên những vết rỉ trên cửa sắt. Khiến cửa sắt nhà bạn càng thêm hư hỏng hơn.

2. Các mức độ bị gỉ cửa cửa sắt

Nếu tình trạng oxi hóa vẫn cứ kéo dài mà không có biện pháp bảo vệ thì cửa sắt sẽ bị hư hỏng nặng hơn. Thậm chí là sẽ bị gãy cửa phải thay cửa mới. Với mỗi mức độ gỉ sét sẽ có các biện pháo khắc phục khác nhau. Cụ thể:

  • Với mức độ gỉ nhẹ: Cửa bị bong lớp sơn bảo vệ bên ngoài, xuất hiện các mảng rỉ nhỏ. Khi đó bạn hãy sử dụng giấy nhám để chà đi lớp rỉ sét trên cửa là có thể khắc phục được.
  • Với mức độ trung bình: Khi phần bề mặt cửa sắt đã xuất hiện những mảng rỉ lớn màu nâu đen. Khi chạm vào cửa các rỉ sét đã vụn ra thì cần tiến hành sơn lại cửa. Để đảm bảo vết rỉ không lan rộng ra những chỗ khác và cải thiện tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Với mức độ nặng: Dấu hiệu của cửa sắt bị gỉ nặng đó là có những lõm sâu. Bề mặt kim loại hầu như đều bị rỉ sét . Với trường hợp như này thì chỉ còn cách thay cổng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Cũng như để đảm bảo giá trị thẩm mỹ cho không gian ngoại thất.

3. Tại sao cần phải bảo vệ cửa sắt?

Cửa sắt dễ bị bám bụi bẩn do sử dụng bên ngoài để che chắn, bảo vệ cho gia đình. Do đó cần phải thường xuyên vệ sinh và bảo vệ chúng trước khi nó xuống cấp. Bên cạnh đó, cửa sắt chịu nhiều tác động từ môi trường như thời tiết, nhiệt độ, … Bởi vậy mà dễ bị oxy hóa, bào mòn dẫn đến tình trạng bị rỉ sét. Điều này gây mất thẩm mỹ cho cả công trình. Nguy hiểm hơn là khiến cho kết cấu cửa sắt bị suy thoái, bị gãy, nguy cơ dẫn đến mất an toàn cho các thành viên cho gia đình.

Chính vì thế mà khách hàng cần biết cách bảo vệ cửa sắt, vệ sinh thường xuyên. Kiểm tra chất lượn của cửa và các then chốt cửa xem có hư hỏng hay trục trặc gì không. Để kịp sửa chữa, vệ sinh mà không bị mất nhiều chi phí.

4. Cách bảo vệ cửa sắt đơn giản nhất

Hiện nay cũng có khá nhiều cách để bảo vệ cửa sắt một cách đơn giản và hiệu quả. Hãy cùng tham khảo các cách dưới đây nhé:

4.1. Mạ kim loại cho cửa sắt

Sắt được bảo vệ bởi lớp kim loại bằng cách phương pháp mạ kẽm. Kẽm thường được sử dụng vì nó không tốn quá nhiều chi phí và khả năng bám dính vào sắt tốt. Lớp kẽm sẽ bị ăn mòn trước thay vì lớp sắt được bảo vệ bên dưới. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ bảo vệ sắt trong một khoảng thời gian hạn chế.

4.2. Sơn dầu chống rỉ cho cửa sắt

Dầu chống rỉ là gốc dầu không cần pha nước, chuyên về xử lý bề mặt cho kim loại nói chung. Loại dầu này có chức năng đẩy lùi nước trên bề mặt kim loại, do đó ngăn ngừa được rỉ sét. Tạo độ bám dính cao và bảo vệ được bề mặt cửa sắt nhà bạn. Tuy nhiên thực tế cho thấy, dầu chống rỉ phải cần được sử dụng thường xuyên, tránh để dầu khô.

son-dau-chong-gi-cho-cua-sat
Sơn dầu chống rỉ cho cửa sắt

4.3. Sử dụng hợp kim chống rỉ sơn cửa sắt

Sơn cửa sắt thường là hợp kim bao gồm oxi và crom. Giúp ngăn chặn tốc độ oxi hóa của bề mặt sắt chậm hơn rất nhiều lần so với sắt bình thường. Tuy nhiên vẫn phải sử dụng các biện pháp bảo vệ bề mặt. Để tránh phơi nhiễm hợp kim ra ngoài, vì hợp kim vẫn sẽ bị oxy hóa từ từ theo thời gian.

4.4. Kiểm soát độ ẩm môi trường

Quá trình cửa sắt bị ăn mòn sẽ xảy ra chậm nếu ít tiếp xúc với môi trường nước. Do đó, bạn cần giữ cho khu vực xung quanh cửa sắt, nhà ở không bị ẩm thấp, luôn được ánh mặt trời chiếu vào.

4.5. Sử dụng chất tẩy và chống rỉ

Các loại hóa chất chống rỉ không chỉ có khả năng tẩy sạch các lớp rỉ sắt. Mà còn tạo ra một lớp polymer bảo vệ bề mặt kim loại chống ăn mòn cho cửa sắt. Phần lớn các chất này thường được ứng dụng nhiều trong việc chế tạo vật liệu xây dựng và trang trí nội thất.

4.6. Sử dụng sơn chống rỉ chuyên dụng

Với cửa sắt cần phải sơn chống rỉ cẩn thận và đúng cách để bảo vệ kết cấu sắt. Bởi lớp sơn sẽ có tác dụng bao bọc phía ngoài như một “lớp áo choàng” công năng. Khiến hơi nước và oxi không khí khó có thể tiếp xúc với các phân tử sắt bên trong, ngăn chặn cửa sắt bị rỉ sét.

son-chong-gi-cho-cua-sat
Sử dụng sơn chống rỉ chuyên dụng cho cửa sắt
  • Với bề mặt cửa sắt thông thường: Khách hàng có thể lựa chọn sử dụng sơn chống rỉ Alkyd hoặc sơn chống rỉ Epoxy.
  • Với bề mặt cửa sắt mạ kẽm: Sử dụng các sản phẩm sơn sắt mạ kẽm chuyên dụng. Dòng sơn này có 2 loại là sơn mạ kẽm 1 thành phần và sơn mạ kẽm 2 thành phần.

Tùy vào công trình cửa sắt ở đâu, môi trường tiếp xúc như thế nào cũng như nhu cầu bảo vệ của khách hàng ra sao. mà có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Sơn chống rỉ Alkyd và sơn mạ kẽm 1 thành phần được sử dụng trong các công trình dân dụng. Còn với sơn chống rỉ Epoxy và sơn mạ kẽm 2 tahnfh phần sẽ được sử dụng trong các môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, nước biển, … Bởi sơn có khả năng bảo vệ cao hơn, độ bền tốt hơn, chống chịu được ngoại lực.

XEM NGAY:

Sơn Alkyd và sơn Epoxy nên dùng loại nào?

Sơn sắt mạ kẽm loại nào tốt? 1 thành phần hay 2 thành phần?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *