Quy trình sơn chống cháy kết cấu thép đạt chuẩn với những mong muốn của người dùng. Thì đòi hỏi người thi công sơn chống cháy phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật và quy trình thi công. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình. Bởi thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép khá phức tạp và dễ xảy ra sự cố do phải thực hiện rất nhiều lớp sơn lên bề mặt kết cấu thép.

Quy trình sơn chống cháy kết cấu thép
Quy trình sơn chống cháy kết cấu thép

I. Hiểu rõ về sơn chống cháy cho kết cấu thép là gì?

Sơn chống cháy là lớp phủ đặc biệt trên bề mặt kim loại nhằm bảo vệ khi xảy ra sự cố cháy nổ. Lớp sơn có tính chất cảm biến nhiệt rất nhạy, khi cảm nhận được nhiệt độ giới hạn. Tự động trương phồng tạo ra bức tường dày ngăn chặn lửa. Đồng thời tạo ra các khí không bắt lửa như CO2,.. Làm giảm nhiệt độ ngọn lửa giúp cho kết cấu sắt thép luôn dưới 400 độ C đứng vững trong đám cháy với thời gian 60, 90 phút – 120 hoặc 150 phút.

Hiện nay ở hầu hết các công trình xây dựng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… thường ứng dụng khung nhà thép để giảm chi phí thi công mở rộng. Do vậy, để đối chọi lại với những nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào dẫn đến tình trạng sập kết cấu thép thì ngay từ khi thi công cần phải có một lớp sơn chống cháy. Lớp sơn này sẽ bảo vệ thép khỏi những tác động của lửa, chống chịu lâu hơn cho đến khi cứu hỏa tới.

II. Ưu điểm của sơn chống cháy

Hiện nay có rất nhiều cách chống cháy cho kết cấu thép, tuy nhiên sử dụng sơn chống cháy là biện pháp phổ biến rộng rãi được người dùng ưa chuộng nhờ những ưu điểm như:

  • An toàn không độc hại, dễ dàng sử dụng trong quá trình thi công
  • Có thể sơn trực tiếp lên bề mặt thép mà không cần lớp sơn chống rỉ
  • Có thể sử dụng được ở cả công trình trong và ngoài trời
  • Có thể chịu nhiệt lên tới vài ngàn độ C
  • Tăng tính thẩm mỹ cho công trình

III. Quy trình sơn chống cháy kết cấu thép

Bước 1: Xử lý bề mặt

Trước khi tiến hành sơn chúng ta cần làm sạch bề mặt phun cát kỹ hoặc phun bi, loại bỏ các vết rỉ và các cặn bẩn. Sau đó sẽ sử dụng bàn chải, khí khô, máy thổi bụi,… theo tiêu chuẩn SA 2.0 để lớp sơn được đẹp hơn.

Lưu ý: không nên sơn trên sắt thép rỉ sét hoặc còn dính dầu mỡ. Nếu có, hãy dùng xăng xe máy hoặc dầu hôi, dung môi phù hợp để làm sạch.

Bước 2: Phun lớp sơn chống rỉ (sơn lót) phù hợp

Tiến hành thi công lớp sơn lót cho bề mặt cần chống cháy.

Sử dụng cọ, chổi, rulo hoặc súng phun sơn chuyên dụng để sơn lớp lót chống rỉ trước khi tiến hành thi công sơn chống cháy. Nên thi công phun lớp sơn chống rỉ trong nhà có mái che, tránh mưa tạt làm hao hụt và ảnh hưởng đến chất lượng của sơn.

Sơn lót cho thép nhằm chống gỉ cho thép và tạo chân bám cho lớp sơn chống cháy được bền vững. Do đó, trong quá trình sơn lót chống rỉ, cần đảm bảo sơn đều bề mặt vật liệu, độ dày khoảng 50 µm – 80 µm trên bề mặt và thời gian khô tối đa là 30 phút.

Lưu ý: Bề mặt sơn lót đạt tiêu chuẩn sau khi thi tiến hành phun chống rỉ là khi bề mặt có độ bám dính cao, bề mặt phẳng và khô cứng.

Quy trình sơn chống cháy kết cấu thép
Quy trình sơn chống cháy kết cấu thép

Bước 3: Thi công sơn chống cháy lên bề mặt sơn lót

Sơn phủ chống cháy là lớp sơn chính ngăn cách giữa lửa và bề mặt thép cần bảo vệ. Thời gian chống cháy của lớp sơn này phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được phun lên.

Hãy tham khảo và thực hiện theo bảng hướng dẫn dành cho hệ chống cháy dưới đây.

Thời gian chống cháy Độ dày tiêu chuẩn 1 lớp sơn khô Số lớp thi công Thời gian lớp sơn kế tiếp Độ dày hoàn thiện khi khô Định mức hoàn thiện (kg/m2)
90 phút (90 minutes) 200 µm/lớp 2 1-3 h ở 30 độ C 570 – 600 µm 1.3
120 phút (120 minutes) 300 µm/lớp 3 2-5 h ở 30 độ C

 

770 – 800 µm 1.6
150 phút (150 minutes) 300 µm/lớp 4 3-6 ở 30 độ C 860– 900µm 1.75

* Đây là bảng độ dày tham khảo. Mỗi hãng sơn sẽ có tiêu chuẩn độ dày sơn khác nhau.

Lưu ý:

– Sau khi hoàn thiện nên dùng dụng cụ đo độ dày sơn để kiểm tra

– Nên sử dụng béc phun lớp phủ trong quá trình phun sơn để bề mặt được đẹp hơn

– Cần đảm bảo màng sơn đã khô và đạt độ dày tiêu chuẩn kiểm định sau khi hoàn thiện lớp phủ sơn chống cháy.

Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc

Tất nhiên lớp sơn chống cháy chỉ là lớp sơn bảo vệ, mục đính chính không phải là làm đẹp. Chính vì vậy, khi lớp sơn chống cháy khô, chúng ta có thể thêm một lớp sơn phủ màu sắc theo ưa thích. Lưu ý, độ dày của lớp sơn phủ chỉ trong khoảng 40 – 60 µm.

thi công lớp sơn phủ màu sắc
Thi công lớp sơn phủ màu sắc

Bước 5: Tiến hành nghiệm thu công trình

Đây là bước kiểm tra cuối cùng kết quả của quá trình thi công sơn chống cháy. Sử dụng dụng cụ đo độ dày của lớp sơn để đạt tiêu chuẩn về thời gian chống cháy do nhà sản xuất quy định. Thêm vào đó, phần màng sơn cũng phải đảm bảo độ thẩm mỹ.

Những lưu ý trước và sau quá trình sơn chống cháy:

  • Trong quá trình sơn, độ ẩm không khí phải thấp hơn 85% và nhiệt độ trên 5 độ C.
  • Nhiệt độ của bề mặt kim loại phải lớn hơn điểm sương tối đa là 3 độ C
  • Trước khi sơn phải kiểm tra bề mặt kim loại có đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 8501-1-1998 hay không để đảm bảo an toàn.

IV. Gợi ý 2 hãng sơn chống cháy tốt nhất

4.1. Sơn chống cháy Hải Phòng

Sơn chống cháy Hải Phòng SHP WB là loại sơn chống cháy hệ nước được hình thành từ gốc nhựa Poly vinyl acetate kết hợp với các thành phần chất chống cháy có nguồn gốc Photpho và nitơ rất thân thiện với môi trường và người sử dụng. Khi sơn lớp sơn sẽ khô hoàn toàn trong vòng 4 giờ, đây là thời điểm thích hợp để có thể đưa vào sử dụng bình thường.

Dòng sơn chống cháy Hải Phòng có quy cách đóng gói hợp lý với thùng 4 lít hoặc 18 lít. Giúp người dùng có thể dễ dàng mua và sử dụng cho công trình.

Sơn chống cháy Hải Phòng
Sơn chống cháy Hải Phòng

4.2. Sơn chống cháy KCC Firemask SQ-250V

Sơn chống cháy KCC Firemask SQ-250V là lớp sơn giữa để bảo vệ chống cháy cho các nhà máy hoặc cơ sở có sử dụng thép xây dựng và xử lý vật liệu dễ cháy. Mục đích sử dụng: Firemask SQ-250V cung cấp khả năng chống cháy cho các nhà máy hoặc cơ sở có kết cấu thép như: nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa dầu, giàn khoan ngoài khơi, tòa nhà thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp… một số khu vực, vật liệu dễ bắt lửa.

Dòng sơn chống cháy KCC khác với sơn của Hải Phòng, khi chúng đóng gói theo bộ 2 thùng (18L/bộ). Khi sử dụng chúng ta cần hòa trộn 2 thùng này với nhau.

sơn chống cháy KCC Firemask SQ 250V
Sơn chống cháy KCC Firemask SQ 250V

V. Địa chỉ mua sơn chống cháy kết cấu thép chính hãng

Trên đây là quy trình sơn chống cháy kết cấu thép chi tiết nhất cùng gợi ý 2 dòng sơn chống cháy kết cấu thép bạn nên sử dụng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu bạn chưa biết nên mua ở đâu hãy lựa chọn Tổng Kho Sơn Kết Cấu Thép với nhiều năm kinh nghiệm trong việc phân phối các sản phẩm sơn cho sắt thép. Cũng như là đại lý sơn chính hãng giá rẻ, và đây là địa chỉ tin cậy nhiều khách hàng đã lựa chọn mua sơn.

  • Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chính hãng tốt nhất
  • Sản phẩm sơn đến tay khách hàng còn nguyên đai nguyên kiện, được xuất trực tiếp từ kho đã qua khâu KCS và có đầy đủ chứng từ xuất xưởng lưu hành trên thị trường.
  • Chúng tôi đảm bảo với khách hàng về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của từng sản phẩm khi nhận hàng.

Để được tư vấn thêm về sản phẩm sơn chống rỉ cho sắt thép, báo giá. Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Hotline: 0962855339 Chat zalo

SƠN KẾT CẤU THÉP

Hotline: 0962855339

Email: sonketcautheptks@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *