Kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép. Đây là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. Bởi sự bền chắc và tiết kiệm rất nhiều chi phí so với những công trình bằng gạch. Để bảo vệ tốt bề mặt sắt thép trước những tác động từ môi trường tốt hơn chúng ta cần nắm được yêu cầu kỹ thuật khi thi công sơn kết cấu thép.

Kỹ thuật khi thi công sơn kết cấu thép
Kỹ thuật khi thi công sơn kết cấu thép

I. Đảm bảo chuẩn bị bề mặt đúng kỹ thuật

Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là yếu tố quan trọng nhất trong yêu cầu kỹ thuật khi thi công sơn kết cấu thép.

Bước chuẩn bị bề mặt là quá trình làm sạch các chất bẩn như: Muối hòa tan, gỉ, dầu mỡ, nước, bụi bẩn, vảy cán thép, lớp sơn cũ bám lỏng lẻo, sinh vật bám bẩn… ra khỏi bề mặt thép. Với mục đích tạo độ nhám cho bề mặt thép và tăng khả năng bám dính của màng sơn.

+ Công trình nhỏ: làm sạch bụi bẩn, gỉ sắt bằng các dụng cụ như giấy nhám hoặc chổi cọ sắt, đảm bảo bề mặt sạch sẽ, khô ráo.

+ Công trình lớn: sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi để đảm bảo thời gian thi công và đáp ứng được các tiêu chuẩn về kĩ thuật.

II. Làm đúng phương pháp thi công sơn

Phương pháp quét

Phương pháp này áp dụng riêng cho các góc, đầu bulông và các góc. Hay các vùng khó tiếp cận để thi công bằng phương pháp khác. Vật liệu sơn có độ nhớt vừa phải.

Phương pháp lăn

Các vật liệu sơn có độ nhớt cao và phải có tính chất làm phẳng tốt mới phù hợp với phương pháp này. Loại và cỡ của rulô phải phù hợp với kích thước của dầm thép. Thông thường không nên sử dụng phương pháp lăn cho sơn lót chống ăn mòn.

Phương pháp phun

Các phương pháp phun sau đây sử dụng phổ biến:

  • Phun thông thường ở điều kiện không khí có áp suất thấp
  • Phun trong điều kiện không có không khí
  • Phun trong điều kiện không khí yếu

Khi sử dụng các phương pháp này phải chú ý để tránh bụi phun bay ra xung quanh.

Nếu chiều dày màng sơn cần thiết không thể đạt được ở các cạnh, các góc hoặc vùng của kết cấu khó tiếp cận được. Để thi công thì các vùng đó phải được sơn trước bằng quét chổi, dùng một lớp phủ kiểu sọc hoặc bằng cách phun. Vì vật liệu sơn có xu hướng lắng đọng nên thùng chứa sơn cần được khuấy trộn trước khi sử dụng.

III. Đảm bảo đúng kỹ thuật sơn, độ dày và số lớp sơn cần thiết

Thông thường bề mặt cấu kiện thép sẽ gồm lớp sơn chống gỉ và sơn phủ bên ngoài. Phải để sơn khô trong khoảng 5 tiếng, tiếp sau đó sẽ phủ lần hai. Bề mặt sau khi đã sơn phải để thực sự khô, đạt chất lượng về độ dày bằng máy đo. Công đoạn này QC phải kiểm soát thật kỹ đạt chất lượng mới cho tiến hành xuất xưởng để mang đến công trình lắp dựng.

Độ dày màng sơn có tác động mạnh đến một số yếu tố khác của sơn. Cần phải lưu ý khi thực hiện để sơn hiểu quả cao và đẩy nhanh tiến độ thi công:

– Thời gian khô: Có một nguyên lý bất biến là độ dày càng dày thì thời gian càng lâu khô hơn

– Độ căng của sơn: Màng sơn vượt qua độ dày cho phép, khi khô càng nhăn nheo như vỏ cam. Bao nhiêu là hợp lý hãy xem bên dưới.

– Độ phủ hay còn gọi là định mức m2/lít: Độ dày càng cao thì định mức càng thấp và ngược lại. Do sử dụng nhiều sơn hơn cho 1 m2 thì khiến cho màng sơn dày lên.

– Thời gian sơn lớp kế tiếp: Càng dày sơn, khô lâu hơn hay dung môi bay hơi chậm lại. Chỉ số này càng lâu hơn.

– Tổng thời gian thi công: Nếu thợ thi công với độ dày cao thì thời gian càng lâu hơn. Dẫn đến toàn bộ dự án chậm lại. Thậm chí xảy ra lỗi khi thực hiện

Phòng ngừa: Nên làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất đưa ra. Và sử dụng thêm dụng cụ đo màng sơn ướt và khô để theo dõi chỉ số này.

  • Sơn lót Alkyd: 50 micromet + Sơn phủ Alkyd: 40 micromet
  • Sơn lót Epoxy: 60 micromet + sơn phủ epoxy: 50 micromet
Kỹ thuật thi công sơn kết cấu thép - dùng
Kỹ thuật thi công sơn kết cấu thép – dùng cọ lăn

Độ dày lớp sơn theo dụng cụ thi công:

+ Cọ lăn, con lăn: Chọn loại không tạo bọt khí, lăn hai lượt, pha loãng tối đa 10% dung môi theo thể tích.

+ Súng phun:

  • Với độ dày dưới 50 micromet: Dùng béc phun mã 315, 515  và trên 50 micron mét dùng béc phun 319, 519. (Chỉ áp dung với béc phun Graco)
  • Trong lúc phun, người thi công nên lướt đi qua đi lại 2 lần. Với tốc độ 30 – 60 cm/s
  • Khoảng cách từ béc phun đến vật phun là 40 cm
  • Súng phun và vật phun tạo vuông gốc 90 độ

IV. Dặm vá tại những chỗ chưa đạt chất lượng

Với những vị trí có bề mặt sơn không đạt chất lượng. QC cho thợ sơn thực hiện dặm vá và hoàn thiện cho đến khi đạt yêu cầu. Điều tốt nhất nên làm là kiểm soát ngay từ đầu để tránh những sai sót. Vừa đạt tiêu chuẩn chất lượng vừa đạt tiêu chí thẩm mỹ.

Công tác vận chuyển cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bề mặt cấu kiện đã được sơn. QSB cũng khá chú trọng nên công tác đóng gói cũng hết sức cẩn thận trước khi vận chuyển.

Ngoài ra cần lưu ý khi thi công sơn bảo vệ kết cấu thép như sau:

  • Trước và trong quá trình tạo lớp bảo vệ cho kim loại, chúng ta cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:
  • Những người công nhân thực hiện việc thi công sơn cần phải trải qua đào tạo bài bản, nắm rõ nghiệp vụ và quy trình.
  •  Không thực hiện sơn khi có gió mạnh, có mưa hoặc thời tiết ẩm ướt.
  •  Các máy phun sơn cần đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và độ sạch bên trong.
  •  Bề mặt sơn phải được làm sạch kỹ càng theo yêu cầu, nơi thực hiện thi công phải thật thoáng mát và sạch sẽ.
  •  Nhiệt độ hoàn hảo để thi công sơn bảo vệ là không quá 35 độ và độ ẩm không vượt quá 85%.

V. Lời kết!!!

Trên đây là những yêu cầu kỹ thuật khi thi công sơn kết cấu thép mà bạn cần nắm được để mang lại một bề mặt bảo vệ hiệu quả. Đừng chủ quan trong bất kể bước nào. Mà nên chú trọng ngay từ bước chuẩn bị bề mặt để sơn được bán dính tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên quý khách hàng hãy liên hệ ngay với sonketcauthep.com để được giải đáp nhanh nhất theo thông tin dưới đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *