Sơn gốc dầu và sơn gốc nước là hai loại sơn phổ biến trong các công trình xây dựng. Sơn dầu là loại sơn được sản xuất để chuyên dùng cho các bề mặt gỗ và kim loại. Còn sơn mà chúng ta vẫn dùng để sơn tường nhà là sơn nước.

Với mỗi loại sơn sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Một câu hỏi đặt ra là: Sơn dầu và sơn nước liệu có thể pha trộn với nhau được không nhỉ? Cùng Tổng kho sơn kết cấu thép tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Tìm hiểu về sơn gốc dầu

Sơn dầu (hay còn gọi là sơn gốc dầu) được dùng để sơn phủ lên bề mặt gỗ, kim loại để trang trí và bảo vệ. thành phần cấu tạo của sơn dầu là dầu ngũ cốc hoặc các chất hữu cơ từ cây gai, cây trấu, cây đậu nành. Một số loại sơn còn được pha chế từ xăng thơm và dầu.

>> Tìm hiểu thêm: Xăng thơm là gì? Sơn dầu có pha xăng thơm được không?

Sơn gốc dầu được sử dụng cho các công trình trong nhà như đồ gỗ, ngoài trời như sắt thép hàng rào, xích đu, cửa cổng, …  Đồng thời sơn dầu còn được sử dụng trong nhiều công trình phòng cháy chữa cháy, còi báo động, biển báo, khu vực cấm, …

tim-hieu-ve-son-goc-dau
Tìm hiểu về sơn gốc dầu

1.1. Ưu điểm của sơn dầu

  • Đầu tiên phải khẳng định sơn dầu có khả năng chống bám bụi cực tốt. Vì vậy khi có lớp sơn dầu bảo vệ cho các đồ dùng, vật dụng thì việc vệ sinh, lau chùi là rất dễ dàng.
  • Sơn dầu là vật liệu được sản xuất trong dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại. Vậy nên có khả năng gia tăng độ bền màu và gia tăng về tuổi thọ cho bề mặt. Hơn nữa có độ bóng và tính năng chống gỉ cho kim loại là rất cao.
  • Sơn dầu có khả năng chống chọi với các tác động bên ngoại tốt. Ngoài ra loại sơn này có khả năng chống xước, va đập hiệu quả. Chống thấm, ẩm, nấm mốc tốt.
  • Màng sơn đanh, chắc và rất dẻo dai. Sơn dầu thường rất bền màu và ít khi bị phai màu.
  • Bảng màu sắc của sơn dầu cũng khá đa dạng theo từng hãng.

1.2. Nhược điểm của sơn dầu

  • Sơn dầu không chuyên để dùng cho sơn từng nhà. Vì vậy khi sơn tường sẽ không có độ bền như loại sơn nước. Sơn dầu lên bề mặt tường sẽ dễ bị bong tróc và hỏng lớp sơn sau một thời gian sử dụng.
  • Do sơn dầu có độ bóng cao nên khi sử dụng cho việc sơn tường độ hài hòa và độ sáng của ánh đèn sẽ gây cảm giác bị chói mắt, khó chịu cho người dùng.
  • Sơn dầu chứa nhiều VOC nên mùi khá nặng, yêu cầu môi trường thi công phải thông thoáng.

2. Tìm hiểu về sơn gốc nước

Sơn nước (hay còn gọi là sơn gốc nước) là một hỗn hợp đồng nhất. Trong đó chất tạo màng liên kết với các chất tạo màu liên tục bám lên bề mặt vật chất. Thành phần cấu tạo của sơn nước là nhựa Polymer tân tiến với hàm lượng VOC thấp. Được đánh giá là an toàn với con người và thân thiện với môi trường.

Sơn gốc nước chủ yếu sử dụng trong các công trình xây dựng, thi công nhà ở. Dùng để sơn tường nhà nội – ngoại thất. Bên cạnh đó cũng sử dụng trên gỗ, nhựa, kim loại, thủy tinh , …

tim-hieu-ve-son-goc-nuoc
Tìm hiểu về sơn gốc nước

2.1. Ưu điểm của sơn nước

  • Sơn nước có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Đầu tiên đó chính là hàm lượng chất bay hơi thấp (VOC). Nhờ điểm nổi bật này mà sơn nước đáp ứng nghiêm ngặt các quy định về khống chế VOC . Mang lại sự an toàn cho người dùng, thể hiện sự thân thiện và an toàn của sơn nước cho môi trường.
  • Mùi hôi không nặng và khó chịu như sơn dầu giảm nguy cơ cháy. Đây cũng là ưu điểm giúp cải thiện cho môi trường làm việc cũng như giảm thiểu chi phí bảo hiểm cơ bản.
  • Thời buổi hiện đại như bây giờ sơn nước không chỉ dùng cho việc sơn tường mà còn được sử dụng như một loại sơn dầu. Như sơn trên các bề mặt gỗ, nhựa, kim loại, thủy tinh. Với nhiều phương pháp thi công như phun, sơn, quét, …
  • Sơn gốc nước có hệ thống bảng màu đa dạng hơn sơn gốc dầu.

2.2. Nhược điểm của sơn nước

Nhược điểm của sơn nước thì khá ít. Khi phải sử dụng trong môi trường có điều kiện độ ẩm cao thì màng sơn sẽ rất khó bay hơi. Tuy nhiên nếu thực hiện ở môi trường khô ráo thì vấn đề này không còn đáng lo ngại gì nữa.

3. Pha sơn dầu với sơn nước được không?

Mỗi loại sơn có đặc điểm và thành phần khác nhau. Đối tượng sử dụng của hai loại sơn này cũng khác nhau. Vậy thì có công trình nào Pha sơn dầu với sơn nước được không?

Câu trả lời là KHÔNG ĐƯỢC nhé! Bạn tuyệt đối không được pha sơn gốc nước với sơn gốc dầu. Vì sơn nước và sơn dầu không thể hòa lẫn vào nhau được. 

pha-son-dau-voi-son-nuoc-duoc-khong
Pha sơn dầu với sơn nước được không?

Sơn nước được cấu tạo từ nhựa Polymer sử dụng cho tường nhà. Còn sơn gốc dầu được cấu tạo từ gốc Alkyd hoặc Acrylic sử dụng nhiều cho kim loại và sắt thép. Hai loại sơn có mục đích sử dụng và có những đặc tính riêng để phù hợp với từng bề mặt.

Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi Pha sơn dầu với sơn nước được không?. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chọn được những loại sơn phù hợp với mục đích và nhu cầu của từng công trình. Để tạo nên những lớp sơn hoàn hảo nhất cho từng bề mặt bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *