Sơn nước và sơn dầu là hai dòng sơn khác nhau nhưng không phải ai cũng phân biệt được để sử dụng đúng mục đích. Sơn nước khác sơn dầu thế nào?  So sánh, phân biệt sơn dầu và sơn nước cùng sonketcauthep.com qua bài viết này nhé!

son-nuoc-khac-son-dau-the-nao
Sơn nước khác sơn dầu thế nào? Phân biệt sơn gốc nước và sơn gốc dầu

1. Sơn nước là gì?

Sơn nước (hay còn gọi là sơn gốc nước) là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất tạo màu liên tục bám lên bề mặt vật chất.

Trên thị trường hiện nay có vô vàn hãng sơn khác nhau. Dưới đây là một số loại sơn nước có tên tuổi, được ưa chuộng và dùng rộng rãi trong thời gian qua:

  • Sơn nước Dulux
  • Sơn nước Kova
  • Sơn nước Jotun
  • Sơn nước Nippon
  • Sơn nước Toa
  • Sơn nước Joton
  • Cùng với 100+ thương hiệu sơn nước khác.
son-nuoc-la-gi
Sơn nước là gì? Đặc điểm của sơn gốc nước

Thành phần cấu tạo của sơn nước là nhựa polymer tân tiến, được đánh giá là an toàn với con người và thân thiện với môi trường. Quá trình khô của sơn nước không giống với sơn dầu. Đó là nước bốc hơi hết, còn những phân tử còn lại trong sơn sẽ tụ lại. Những phân tử này không hề bị tác động bởi môi trường hay thời tiết. Vì thế, sơn nước được đánh giá cao hơn sơn dầu về khả năng co giãn, đàn hồi và bền bỉ.

1.1. Thành phần của sơn nước

Sơn nước là loại sơn được hình thành từ hỗn hợp nhiều chất, bao gồm:

  • Chất tạo màng hay có thể gọi là chất kết dính. Nó có nhiệm vụ giúp cho sơn được dính chặt ở trên bề mặt vật liệu, bền bỉ màu theo thời gian.
  • Bột độn được dùng để cho lớp sơn được mịn màng, bóng láng, dễ sử dụng và kiểm soát độ lắng tốt hơn.
  • Bột màu là yếu tố quyết định xem sơn có màu sắc như thế nào. Nó có độ bóng và độ đều màu hay không. Các hãng sơn nổi tiếng đều có công nghệ, kỹ thuật pha chế màu hiện đại và tự động nên cho ra nhiều màu sơn đa dạng, tinh tế.
  • Thành phần không thể thiếu để tạo nên sơn nước đó chính là dung môi nước hoặc dầu hỏa. Vì nó có tính năng làm cho sơn loãng, phục vụ nhu cầu sử dụng khác nhau.
  • Và thành phần cuối tuy chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng giúp sơn được bảo quản lâu. Tạo màng sơn, lớp sơn đó chính là chất phụ gia.

1.2. Bảng màu sơn nước

Sơn nước ngày nay được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ pha màu tự động. Nên đa dạng màu sắc và bắt kịp xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng. Dưới đây là bảng màu sơn nước mà bạn có thể tham khảo qua.

bang-mau-son-dulux
Quạt bảng màu sơn nước Dulux
bang-mau-son-jotun
Bảng màu sơn Jotun
bang-mau-son-kova
Bảng màu sơn Kova

1.3. Giá sơn nước

Sơn nước được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng nên cũng vì thế mà ngoài so sánh sơn dầu và sơn nước thì giá cả của sơn nước cũng được chú ý đến nhiều. Giá sơn nước không thể nói chính xác được. Vì tùy theo hãng sản xuất sơn, màu sơn, thể tích thùng sơn, nhu cầu mục đích sử dụng mà sẽ chênh lệch ít hay nhiều.

XEM THÊM: Pha sơn dầu với sơn nước được không?

2. Sơn dầu là gì?

Sơn dầu được sản xuất từ gốc Alkyd nên đem đến cho bề mặt vật liệu độ bóng cao hơn so với những loại sơn khác. Nó thường dùng để phủ trên bề mặt gỗ, kim loại,..nhằm mục đích trang trí và bảo vệ cho bề mặt được thẩm mỹ, an toàn, chống rỉ.

Loại sơn này có tính chất là thời gian khô nhanh, độ che phủ và bám dính cao, lại chống thấm nước, chống vi khuẩn, nấm mốc, giữ cho vật liệu bằng gỗ, bằng sắt bền đẹp theo thời gian, chống đỡ được các yếu tố gây hại từ môi trường, thời tiết.

son-dau-la-gi
Sơn dầu là gì? Các đặc điểm của sơn gốc dầu

Những hãng sản xuất sơn dầu chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng trong thời gian qua, có thể kể đến như:

  • Sơn dầu Durgo
  • Sơn dầu Joton
  • Sơn dầu HP
  • Sơn dầu Jotun
  • Sơn dầu CMC
  • Sơn dầu Đại Bàng
  • Cùng nhiều thương hiệu sản xuất sơn dầu khác.

1.2. Bảng màu sơn dầu

Cũng như sơn nước thì sơn dầu được nhiều người dùng chọn lựa cũng bởi vì nó có màu sắc đa dạng, phong phú và bền bỉ, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ khác nhau của người tiêu dùng. Dưới đây là bảng màu sơn dầu mà bạn có thể tham khảo qua.

Bảng màu sơn Durgo
Bảng màu sơn Durgo
bảng màu sơn dầu Jotun Gardex 2
Bảng màu sơn dầu Jotun Gardex

1.3. Giá cả sơn dầu

Sơn dầu nhìn chung sẽ có giá cả hợp lý, phù hợp với ví tiền của người tiêu dùng. Tuy nhiên không thể nào đưa ra một giá cả cụ thể cho nó. Bởi vì tùy hãng sơn, màu sơn, mục đích sử dụng, thành phần trong sơn, thể tích thùng sơn,.. Mà giá của sơn dầu khác nhau. Do đó để có cái nhìn khách quan và tiện lợi trong việc so sánh, bạn có thể tham khảo bảng giá sơn dầu tại website Sơn kết cấu thép.

3. Sơn nước khác sơn dầu thế nào?

Sơn gốc nước và sơn gốc dầu có những đặc tính và sử dụng vào những mục đích công trình khác nhau. Để dễ phân biệt sơn dầu và sơn nước, khách hàng hãy xem nhanh qua bảng so sánh dưới đây:

Đặc điểm Sơn dầu Sơn nước
Bề mặt sau khi sơn Bề mặt sau khi sơn sáng bóng, tuy nhiên, không che được những khiếm khuyết trên bề mặt và rất dễ bị bong tróc. Tuy bề mặt không sáng bóng bằng sơn dầu nhưng lại có khả năng che khiếm khuyết, đặc biệt là ít bị bong tróc.
Thời gian khô Thời gian khô từ 6 – 8 tiếng, và sau 24 tiếng mới thi công lớp sơn thứ hai. Thời gian khô từ 4 – 6 tiếng, và có thể thi công lớp thứ nhất sau khi vài giờcó thể thi công lớp thứ nhất sau vài giờ thi công lớp sơn thứ hai.
Độ bền Sơn dầu dễ bị ngả màu vàng ố và nứt nẻ, bong tróc sau một thời gian ngắn sử dụng. Sơn nước không ngả màu, đồng thời, chống nứt nẻ và ít bị phồng rộp.
Tính thân thiện với môi trường Sơn dầu chứa nhiều VOC nên mùi nặng, yêu cầu môi trường thông thoáng. Sơn nước chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi nên ít gây khó chịu về mùi.
Khả năng vệ sinh, chùi rửa Yêu cầu sử dụng hóa chất chuyên dụng khi tẩy rửa. Có thể dễ dàng làm sạch bằng nước pha xà phòng.

Với bảng so sánh trên, chúng ta có thể thấy được mỗi loại sơn sẽ được lựa chọn vào những mục đích và công trình xây dựng phù hợp. Bạn đã thấy được Sơn nước khác sơn dầu thế nào rồi chứ? Hãy xác định và lựa chọn đúng loại sơn cần dùng hoặc có thể nhờ sự tư vấn tận tình của nhân viên bán hàng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *