Sơn cửa sắt dùng sơn gì là câu hỏi của nhiều khác hàng khi có ý định sơn cửa sắt. Việc trang trí một lớp sơn bền đẹp lên cửa sắt sẽ giúp cửa có màu sắc đẹp hơn, công trình bền hơn. Nếu không sơn, chất liệu sắt sẽ dễ bị oxy hóa khiến nó bị hoen gỉ, sần sùi, mất thẩm mỹ.

Vậy thì, khi muốn sơn cửa sắt thì nên dùng sơn gì? Cách tự sơn cửa sắt không bị tróc, bền đẹp sẽ như thế nào? Cùng Tổng kho sơn kết cấu thép theo dõi bài viết này nhé!

1. Những điều cần lưu ý trước khi sơn cửa sắt

Cửa sắt là loại chất liệu hay được sử dụng tại các gia đình tại Việt Nam làm cửa cổng. Tuy nhiên với chất liệu nay cần phải thi công sơn trước khi sử dụng. Bởi cùng với sự tác động và tiếp xúc với oxy, nắng mưa ngoài trời. Cửa sắt sẽ bị oxy hóa và trở nên hoen gỉ gây mất thẩm mỹ.

Trước khi tiến hành sơn cửa sắt, khách hàng cần chú ý những điều sau:

1.1. Thời điểm sơn cửa sắt

Mùa hè ở miền Bắc là thời điểm tốt nhất để sơn cửa sắt. Vào những ngày này, thời tiết khô ráo giúp sơn khô nhanh hơn. Tương đương với đó là mùa khô ở miền Nam cũng giúp cho việc sơn lại cửa diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

1.2. Lựa chọn loại sơn phù hợp

Khách hàng cần tìm hiểu và lựa chọn đúng những loại sơn chuyên dụng cho sắt thép để sơn của. Vì những loại sơn này có độ bền cao, bám dính chắc chắn và lên màu đẹp hơn trên bề mặt thép. Vậy Sơn cửa sắt dùng sơn gì? Hãy xem phần tiếp theo của bài viết này nhé!

son-cua-sat-dung-son-gi
Sơn cửa sắt dùng sơn gì? Cách tự sơn cửa sắt không bị tróc

1.3. Xem xét tình trạng hoen rỉ của cửa sắt nếu là sơn lại

Dựa vào tình trạng cửa sắt bị rỉ ở mức độ nào. Chúng ta có thể ước chừng được lượng sơn, dụng cụ thực thi. Và có cách sơn đúng, phù hợp để đảm bảo cửa sắt sau khi sơn lại sẽ bền đẹp trong thời gian dài.

Các mức độ hoen rỉ của cửa sắt:

  • Mức độ nhẹ: lớp sơn mỏng bắt đầu bong ra, xuất hiện các mảnh rỉ sét nhỏ li ti bám xung quanh, chỉ cần chà xát lên là chúng có thể bay đi.
  • Mức độ trung bình: lớp sơn bong ra nhiều hơn, rỉ xuất hiện dày đặc. Các mảnh rỉ sét có kích thước to hơn, màu nâu đen, dùng tay có thể bóp vụn. Đồng thời có hiện tượng oxy hoá bề mặt sắt.
  • Mức độ nặng: rỉ sắt bao phủ toàn bộ bề mặt, tình trạng oxy hoá bề mặt sắt nhiều hơn dẫn đến hình thành các vết lõm sâu, ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng của cửa sắt.​

2. Sơn cửa sắt dùng sơn gì?

Với các loại sơn kim loại sắt thép thông thường. Người ra thường sử dụng loại chống rỉ 1 thành phần rồi sử dụng thêm một lớp sơn phủ dầu. Nhằm tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt loại sơn 1 thành phần này thì dễ sử dụng.

Còn có sơn chống rỉ epoxy 2 thành phần. Loại sơn này là loại sơn rất tốt chống được các hóa chất ở các môi trường có độ ăn mòn cao. Nhưng đối với công trình của cổng kim loại, sắt thường,s ắt đen thì chỉ cần sử dụng sơn dầu Alkyd là tốt nhất.

son-cua-sat-dung-son-gi-tot-nhat
Sơn cửa sắt dùng sơn gì?

Nếu cửa là sắt/thép mạ kẽm, inox muốn sơn thì phải dùng sơn gốc Acrylic hoặc sơn thép mạ kẽm. Ưu điểm của phương pháp này là không cần sơn chống rỉ mà có thể sơn trực tiếp lên bề mặt sắt sau khi làm sạch bề mặt.

2.1. Sơn gốc Alkyd

Sơn cửa sắt dùng sơn gì? Đối với chất liệu bằng sắt thông thường, sắt đen thì sử dụng sơn gốc dầu Alkyd là loại sơn phù hợp nhất. Bởi loại sơn dầu này có độ bám dính tốt, độ bóng cao và bền chắc. Loại sơn gốc Alkyd  sơn kết cấu thép 1 thành phần. Có thể sử dụng trực tiếp sau khi mở lắp mà không cần pha chế thêm các thành phần khác. Được sản xuất bằng công nghệ Châu Âu nên có độ bóng, bám dính rất cao. Độ bền vượt trội với tính năng chống gỉ sét.

Một số loại sơn chống rỉ Alkyd mà khách hàng nên sử dụng cho cửa sắt trước khi sơn phủ: sơn chống rỉ atm, sơn chống rỉ đại bàng, sơn chống rỉ joton, sơn chống rỉ jotun, sơn chống rỉ Nippon. Sau đó bạn sử dụng sơn dầu phủ lên một lớp hoàn thiện tăng tính thẩm mỹ và ngăn ngừa các rỉ sét tốt hơn.

son-alkyd-cho-cua-sat
Sử dụng Sơn gốc Alkyd để sơn cửa sắt

Sơn Alkyd sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Bám dính tốt, độ bền cao: Đặc biệt phù hợp trên các bề mặt gỗ hoặc kim loại như sắt thép nguyên chất. Khả năng bám dính của sơn gốc dầu hơn hẳn sơn gốc nước. Có độ bền cao, khó bong tróc do tác động của môi trường hoặc ngoại lực.
  • Độ bóng và bền màu vượt trội: Sau một thời gian dài sử dụng, bề mặt sơn vẫn giữ được độ sáng bóng. Chống bám bẩn và bền màu theo thời gian.
  • Chống ẩm mốc, chống gỉ hoàn hảo tạo thành lớp bảo vệ ngăn chặn sự tiếp xúc không khí của sắt thép, chống oxy hóa. Hạn chế sự mài mòn kim loại.
  • Dễ dàng sử dụng: Công thức pha và thao tác sử dụng sơn dầu Alkyd vô cùng dễ dàng. Không phức tạp và tốn nhiều thời gian của các bác thợ sơn. Chỉ cần mở nắp lon sơn, khuấy đều với dung môi trong vòng vài phút là có thể sử dụng.

2.2. Sơn sắt thép mạ kẽm

Đối với cửa sắt mạ kẽm, inox khách hàng hãng tham khảo các loại sơn sắt mạ kẽm chuyên dụng hoặc sơn gốc Acrylic . Để có lớp sơn bền đẹp và hiệu quả nhất. Sơn trên thép mạ kẽm, Inox là loại sơn một thành phần hoặc sơn 2 thành phần. Chúng có khả năng liên kết và tồn tại trên các bề mặt ống thép mạ kẽm, hộp thép mạ kẽm nhúng nóng. Hay sơn lên những loại sắt thép mạ kẽm, tôn mạ kẽm, thanh inox, hộp inox, …

son-sat-thep-ma-kem
Sơn sắt thép mạ kẽm cho cửa sắt mạ kẽm

Ưu điểm của sơn thép mạ kẽm:

  • Độ bám dính cao.
  • Không cần phải dung môi để pha sơn.
  • Không cần phải sử dụng sơn chống gỉ.
  • Chỉ cần bật nắp là có thể sử dụng được ngay.
  • Thời gian khô là cực nhanh chỉ khoảng 20p sau khi sơn. Vì vậy tiết kiệm được rất nhiều thời gian thi công.

Thì khách hàng cần lựa chọn đơn vị mua sơn uy tín để có những sản phẩm sơn chất lượng. Đồng thời, cần phải có quy trình thi công đúng cách, đạt tiêu chuẩn để lớp sơn bền đẹp không bong tróc. Dưới đây, Tổng kho sơn sẽ hướng dẫn Cách sơn cửa sắt bền đẹp, không bị tróc hiệu quả. Bạn có thể tự tiến hành sơn cửa đơn giản tại nhà theo các bước dưới đây.

3. Cách tự sơn cửa sắt không bị tróc

Với sơn cửa sắt, hoặc là sơn mới hoặc là sơn lại. Với mỗi trường hợp sẽ có cách tự sơn cửa sắt hơi khác nhau. Khách hàng hãy tham khảo các bước tiến hành ở mỗi trường hợp như dưới đây:

3.1. Sơn lại cửa sắt

Cửa sắt có ưu điểm là có thể tân trang lại nhiều lần, thay đổi màu sắc cửa theo ý thích. Tuy nhiên, trước khi tân trang bằng cách sơn lại. Khách hàng cần nhận dạng mức độ rỉ sét của cửa để có phương pháp sơn đúng, giữ gìn chất lượng cửa được lâu bền hơn.

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Cọ sơn, cọ lăn hoặc máy phun sơn chuyên nghiệp
  • Giấy nhám hoặc bàn chải sắt
  • Quạt hoặc chổi phủi bụi.
  • Vải/ khăn khô
  • Xăng hoặc dung môi
  • Sơn kim loại (nên dùng sơn mạ kẽm).

Bước 1: Làm sạch bề mặt cũ

Tùy vào mức độ gỉ sắt mà bạn có các phương pháp làm sạch khác nhau.

  • Nếu như cửa sắt của bạn ở tình trạng nhẹ hoặc trung bình. Bạn cần dùng giấy nhám hoặc bàn chải sắt để để chùi những mảng bị rỉ sét và lớp sơn bong tróc. Lưu ý không nên chà xát quá mạnh sẽ dễ ảnh hưởng đến các bề mặt kim loại chưa bị oxy hoá.
  • Nếu như mức độ rỉ sét quá trầm trọng, có thể hàn đắp vào những phần bị lõm do rỉ sét ăn sâu. Việc này giúp bề mặt được phẳng trở lại, lớp sơn mới sẽ được thẫm mỹ hơn.
huong-dan-cach-son-lai-cua-sat-cu
Hướng dẫn sơn lại cửa sắt cũ

Sau bước làm sạch này, dùng chổi phủi hết bụi. Và cần rửa qua cửa sắt để chắc chắn bề mặt không còn bám bụi hay dầu mỡ. Đối với các vết bẩn khó xoá, bạn có thể dùng xăng hoặc dung môi để lau chùi. Sau đó, để cho cửa sắt được khô ráo.

Bước 2: Sơn lót

Đây là bước quan trọng. Lớp sơn lót này đóng vai trò chống rỉ sét và tạo độ bám dính lâu dài cho lớp sơn phủ tiếp theo. Nó còn giúp kéo dài tuổi thọ cho lớp sơn chính.

Dùng cọ sơn quét đều lên bề mặt kim loại. Sơn đều tay và phủ toàn bộ bề mặt để tạo độ phẳng mịn. Lớp sơn tiêu chuẩn: 1 lớp. Sau đó để lớp sơn lót khô đi.

Bước 3: Sơn phủ

Dùng cọ sơn quét đều một lớp lên trên lớp sơn lót ban đầu. Có thể dùng cọ lăn đối với bề mặt kim loại có diện tích rộng hoặc máy phun sơn chuyên dụng. Dụng cụ máy sơn giúp sơn có độ dày đều hơn, mịn hơn, ít tốn nhân công và thời gian hơn.

Thông thường, đối với các loại sơn chất lượng cao, bạn chỉ cần sơn phủ một lớp mà không cần dặm thêm bất kì lớp nào khác nữa. Tuy nhiên, nếu cần phải sơn thêm, chỉ cần một lớp mỏng nữa để cửa sắt trông đều màu và thẫm mĩ hơn.

3.2. Sơn mới cửa sắt

Đối với cửa sắt mới hoàn toàn, bạn sẽ có lợi thế hơn về thời gian cũng như giảm độ khó khi sơn hơn so với cửa cũ.

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Cọ sơn, cọ lăn hoặc máy phun sơn chuyên nghiệp
  • Quạt hoặc chổi phủi bụi.
  • Sơn

Bước 1: Làm sạch bụi

Tuy không cần bước làm sạch rỉ sét như cửa sắt cũ. Nhưng bạn cũng cần đảm bảo bề mặt kim loại được khô ráo và sạch bụi bẩn bằng chổi quét hoặc thổi bằng quạt.

huong-dan-cach-son-moi-cua-sat
Hướng dẫn sơn cửa sắt mới đúng chuẩn

Bước 2: Sơn lót

Giống như cách làm đối với cửa sắt cũ. Lưu ý chọn loại sơn lót chống rỉ sét để gia tăng tuổi thọ cho kim loại.

Bước 3: Sơn phủ

Sau khi để cửa khô, sơn phủ 1 lớp tương tự như quy trình sơn cửa sắt cũ. Lưu ý chọn loại sơn chất lượng để đảm bảo khả năng chống rỉ sét trong điều kiện khí hậu thất thường. Và không bị bong tróc hay đỡ tốn công sơn đi sơn lại nhiều lần.

Trên đây, Tổng kho sơn đã giúp bạn trả lời câu hỏi Sơn cửa sắt dùng sơn gì? Và hướng dẫn cách tự sơn cửa sắt không bị tróc đơn giản tại nhà. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm sơn sửa sắt phù hợp với công trình của mình. Và có quy trình sơn cửa sắt mới / sơn lại sửa thuận lợi, bền đẹp, không bị tróc sơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *