Sơn sắt thép mạ kẽm đúng kỹ thuật sẽ phức tạp hơn so và yêu cầu quy trình sơn có kỹ thuật kinh nghiệm dày dặn. Bởi vì khi có kỹ thuật, sơn đúng cách sẽ giúp cho công trình bền đẹp hơn, gia tăng tuổi thọ cho bề mặt sắt thép mạ kẽm.

Trước khi tiến hành sơn, chắc chắn là cần phải biết cách làm sạch bề mặt. Dưới đây, sonketcauthep.com sẽ đền cập tới những nội dung về cách làm sạch và quy trình sơn bề mặt sắt thép mạ kẽm.

1. Tìm hiểu về sơn sắt thép mạ kẽm

Sơn sắt thép mạ kẽm là sản phẩm chuyên dụng dùng trên bề mặt sắt thép đã được mạ kẽm nhúng nóng. Giúp cho bề mặt không bị ăn mòn kim loại dưới các tác động của độ ẩm, khí quyển. Kéo dài tuổi thọ của kết cấu công trình. Đồng thời, sơn còn có khả năng chống lại tia cực tím, nhiệt độ cao, chống nước và các tác hại cơ học, hóa học rất tốt. Do đó, đem đến tính thẩm mỹ cao cho công trình.

son-sat-thep-ma-kem-inox
Sơn cho bề mặt sắt thép mạ kẽm, inox

Ngoài ra, dòng sơn sắt thép mạ kẽm còn có những ưu điểm nổi bật như:

  • Bảo vệ kim loại một cách tốt nhất.
  • Sơn mạ kẽm chứa nhiều chất kết dính. Nhờ vậy mà lớp sơn dính chắc trên bề mặt mà không cần đến lớp sơn lót. Từ đó, giúp tiết kiệm được chi phí mua sơn.
  • Thi công dễ dàng và nhanh chóng.
  • Tính thẩm mỹ cao, đáp ứng tốt nhu cầu làm đẹp công trình của khách hàng.
  • Độ bền cao, chịu thời tiết tốt. Giúp bề mặt không bị oxy hóa tàn phá, bị ăn mòn hay gỉ sét.

2. Phân loại sơn sắt thép mạ kẽm

Sơn sắt thép mạ kẽm được chia làm 2 loại bao gồm: sơn mạ kẽm 1 thành phần và sơn mạ kẽm 2 thành phần.  Mỗi dòng sơn sẽ có đặc điểm riêng và được sử dụng trong những công trình khác nhau.

  •  Sơn sắt thép mạ kẽm 1 thành phần là những loại sơn được sản xuất dựa trên 2 gốc chính là: gốc Alkyd và gốc Acrylic. Loại sơn này cho độ bám dính trung bình trên bề mặt sắt thép mạ kẽm. Có tuổi thọ không cao và chỉ sử dụng trong dân dụng bình thường.
  •  Sơn sắt mạ kẽm 2 thành phần hay còn gọi sơn mạ kẽm epoxy. Thực chất là sử dụng sơn lót chống rỉ epoxy 2 thành phần giàu kẽm hoặc sơn lót chống rỉ epoxy 2 thành phần kẽm phốt phát làm lớp sơn lót bên trong. Sau đó phủ lên bề mặt sơn lót chống rỉ epoxy 2 thành phần là lớp sơn phủ màu. Lúc đó quý khách có thể sử dụng bất kỳ hệ sơn phủ kim loại nào phủ lên bề mặt đều được.

Vậy Sơn sắt mạ kẽm loại nào tốt? 1 thành phần hay 2 thành phần?  Tìm hiểu ngay nhé!

3. Cách làm sạch bề mặt và sơn sắt thép mạ kẽm đúng kỹ thuật

Sơn trên bề mặt sắt thép mạ kẽm thường không dễ dàng. Do bề mặt thép mạ kẽm bóng, trơn nhẵn và khó bám dính. Điều này dẫn đến lớp sơn bị bong ra sau một khoảng thời gian. Chắc chắn, trước khi sơn, bạn cần phải chuẩn bị bề mặt vật liệu thật kĩ. Và có những phương pháp sơn sắt thép mạ kẽm đúng kỹ thuật.

3.1. Cách làm sạch bề mặt sắt thép mạ kẽm

Chuẩn bị bề mặt

  • Làm sạch bề mặt của vật dụng mạ kẽm cần sơn bằng giẻ khô. Sau đó dùng giẻ ướt mềm lau lại.
  • Nếu sản phẩm có dính dầu, thợ sơn phải dùng dung môi lau sạch vết dầu. Sau đó để khô.
  • Một số thợ sơn sử dụng giấm trắng. Giấm trắng hiệu quả và không độc hại. Đó là một cách an toàn hơn thay cho dung môi công nghiệp.
  • Đổ ít giấm lên một miếng vải sạch và sau đó lau bề mặt thép mạ kẽm. Giấm chứa axit axetic sẽ tương tác với kim loại, thúc đẩy sự bám dính của sơn.
cach-lam-sach-be-mat-sat-thep-ma-kem
Cách làm sạch bề mặt sắt thép mạ kẽm

Chà nhám bề mặt

  • Trước khi bắt đầu sơn, thợ sơn nên chà nhám thật kĩ thép mạ kẽm. Đối với những công trình lớn, bạn nên sử dụng phun cát, phun bi hay phun nước áp suất cao để làm sạch bề mặt vật liệu.
  • Đối với những vật liệu nhỏ hơn, bạn sử dụng giấy nhám, bàn chải sắt, máy mài rồi dùng giẻ lau sạch lại lần nữa.

3.2. Hướng dẫn cách sơn sắt thép mạ kẽm đúng kỹ thuật

Tiến hành pha sơn

Đối với bất kì dòng sơn nào, thợ sơn nên đọc kĩ và tuân thủ đúng hướng dẫn của Nhà sản xuất. Nhiều thợ sơn lâu năm thường tự pha theo kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, việc này có thể cho ra màng sơn không đảm bảo chất lượng. Sử dụng dung môi phù hợp và pha theo tỉ lệ được in trên bao bì sơn.

  • Đối với sơn kẽm 2 thành phần, việc pha sơn với chất đóng rắn cần được thực hiện cẩn thận.
  • Sơn sau khi pha xong nên được sử dụng ngay, tránh tình trạng chết sơn.
  • Trường hợp bề mặt cần sơn nhỏ, người thợ có thể sử dụng chổi quét.
  • Nếu vật cần sơn có kích thước lớn hoặc phạm vi rộng sẽ dùng súng phun hoặc máy phun sơn.

Kỹ thuật sơn trên thép mạ kẽm đơn giản hơn nhiều so với sơn tĩnh điện. Đây là lợi thế vô cùng lớn của dòng sơn trên bề mặt thép mạ kẽm. Bên cạnh đó, sơn tĩnh điện cho thép hộp tại các xưởng gia công có nhiều bất cập mang lại. Như: phát sinh chi phí vận chuyển cao, bong tróc tại các mối nối, thời gian sơn thành phẩm quá lâu, …

son-sat-thep-ma-kem-dung-ky-thuat
Hướng dẫn cách sơn sắt thép mạ kẽm đúng kỹ thuật

Tiến hành sơn

  • Thợ sơn có thể sử dụng chổi quét, con lăn hay súng phun sao cho phù hợp bề mặt, màng sơn phủ đều. Tránh tạo các vết lõm hoặc quá dày. Để sơn khô hoàn toàn trước khi sơn lớp các lớp tiếp theo.
  • Sau khi đợi lớp sơn mạ kẽm khô hoàn toàn thì bạn nên sơn phủ thêm lớp sơn dầu để bề mặt có độ bền cao và tính thẩm mỹ hơn.

Sơn lên thép mạ kẽm đòi hỏi một chút kỹ thuật. Nhưng nếu bạn làm đúng cách, sản phẩm cuối cùng sẽ có độ bền cao. Hãy nhớ làm sạch và chuẩn bị bề mặt thật kĩ trước khi sơn. Tuân thủ đúng hướng dẫn của NSX để đạt kết quả tốt nhất.

4. Đại lý sơn mạ kẽm chính hãng, giá tốt tại Hà Nội

Tổng Kho Sơn kết cấu thép là Đại lý sơn mạ kẽm tại Hà Nội chính hãng, giá tốt. Các sản phẩm sơn mạ kẽm, inox được phân phối trực tiếp tại nhà máy đến tay người tiêu dùng. Không qua trung gian hay các hình thức khác. Chính vì vậy mà giá thành sơn tại sonketcauthep.com luôn là mức giá tốt nhất, ưu đãi nhất trên thị trường.

Để biết chi tiết về sơn mạ kẽm và Bảng báo giá sơn sắt mạ kẽm 2 thành phần mới nhất hiện nay. Quý khách hãy liên hệ với Phòng Tư vấn bán hàng của sonketcauthep.com để được báo giá chi tiết.

Hotline: 0962855339 Chat zalo

SƠN KẾT CẤU THÉP

Hotline: 0962855339

Email: sonketcautheptks@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *